Có hai hình thức đãi ngộ nhân sự: Đãi ngộ vật chất (đãi ngộ tài chính) và đãi ngộ phi vật chất (đãi ngộ phi tài chính)
*Đãi ngộ vật chất: Tiền lương, tiền thưởng,...
-Lương phải đảm bảo 3 yếu tố sau: Công bằng, hợp lý và cạnh tranh
+ Công bằng trong nội bộ doanh nghiệp
+ Hợp lý: Lương phải thể hiện được năng lực, thành tích, tiềm năng của nhân viên.
+ Đảm bảo tính cạnh tranh: cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, nhân viên phải thấy được sự chênh lệch giữa năng lực và mức lương mới có dộng cơ phấn đấu.
-Chính sách thưởng: Cần xác định rõ tiêu chí thưởng, điều kiện thưởng và mức thưởng.
-Chính sách phúc lợi: Xác định các mức phúc lợi được cung cấp cho tất cả mọi người
-Chính sách trợ cấp: Quy định các loại trợ cấp, mức trợ cấp và điều kiện trợ cấp.
*Đãi ngộ phi vật chất: Đề bạt, khen thưởng, biểu dương,...
-Đãi ngộ thông qua công việc:
+Mang lại thu nhập xứng đáng với công sức mà người lao động bỏ ra
+Có vị trí và vai trò nhất định trong hệ thống công việc
+Giao công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động
+Kết quả công việc phải được đánh giá theo tiêu chuẩn rõ ràng, thực tế
+...
-Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc: Tạo không khí làm việc, quy định và tạo dựng quan hệ giữa các thành viên trong nhóm lao động, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động, tổ chức các chương trình văn hóa- thể dục- thể thao giúp người các thành viên trong doanh nghiệp giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau, tạo sự gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp.
Thái độ ứng xử của nhà quản trị: phải biết quan tâm đến các nhân viên cấp dưới, bộ phận dưới quyền, biểu dương, khen thưởng đúng lúc các cá nhân hay tập thể có kết quả lao động tốt, đề bạt thăng chức, quan tâm thông cảm, phê binh và giúp đỡ nhân viên. Coi nhân viên như một bộ phận không thể tách rời với doanh nghiệp, gắn kết các thành viên thành mọt khối thống nhất, luôn tôn trọng lợi ích cá nhân, lấy mục tiêu chung của doanh nghiệp làm đường hướng và đích phấn đấu cho họ.